Cách bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang để cả năm 2024 may mắn
Phong tục "bao sái bàn thờ" vào dịp Tết Nguyên Đán của người Việt là một nghi lễ văn hóa truyền thống, thể hiện lòng hiếu kính và sự tri ân đối với tổ tiên.
"Bao sái bàn thờ" là việc vệ sinh và dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, thường được tiến hành vào cuối năm, đặc biệt là vào ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng ông Công ông Táo.
Đây không chỉ là công việc vệ sinh thông thường mà còn là nghi lễ tâm linh, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
Các khung giờ đẹp để bao sái bàn thờ cuối năm 2023
Ngày 21 âm (tức 31.1 dương lịch), cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 22 âm (tức 1.2 dương lịch), cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
Ngày 23 âm (tức 2.2 dương lịch), cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 9h10 đến 10h50. Bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Sau ngày 23 tháng Chạp không cúng ông Công ông Táo, chỉ tiến hành bao sái và rút tỉa chân hương.
Ngày 24 âm (tức 3.2 dương lịch), bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Ngày 25 âm (tức 4.2 dương lịch) vào ngày lập xuân nên 25, 26, 27 tháng Chạp không được bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương.
Ngày 28 âm (tức 7.2 dương lịch), bao sái và rút tỉa chân hương bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Chuẩn bị cho việc bao sái bàn thờ
Người bao sái bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Trước ngày làm, nên tránh quan hệ ân ái vợ chồng. Trước đó 1 ngày tránh ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, tiết canh ba ba, rùa, cá chép, uống rượu rắn, rượu cao hổ cốt, mắm tôm, mắm tép.
Thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước bát hương của thần linh.
Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch.
Chuẩn bị nước ngũ vị hương và rượu đã ngâm gừng. Nước ngũ vị hương được đun từ 5 loại, trong đó hồi khô và quế khô là 2 vị cố định, kèm thêm 3 loại lá thơm tùy mùa, tùy vùng miền như: xả, hương nhu, trầu không, lá bưởi, gỗ vang, lá nếp thơm, lá mùi thơm...
Cách thức bao sái không phạm cấm kỵ
Sau khi đọc văn khấn xin phép, gia chủ tiến hành rút từng chân hương một, cho tới khi còn số lượng chân hương đẹp nhất (ở con số lẻ: 15, 17, 19; nếu là người làm ăn lớn, để lại 25, 27, 29 chân nhang để nối phúc khí cho năm tiếp theo).
Nếu phân định theo các bát hương thì bát hương thờ cộng đồng gia thần hay gọi nôm na là thần linh thổ công nên giữ lại 15 hoặc 25 chân nhang; bát hương thờ cộng đồng gia tiên giữ lại 17 hoặc 27 chân nhang; bát hương thờ bà cô, ông mãnh giữ lại 19, 29 chân nhang.
Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà, tuyệt đối không vứt ra rác.
Ngoài ra cần chú ý, khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang, gia chủ phải rất chú ý, không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ.
Trong lúc rút, tỉa chân hương không được làm xê dịch, di chuyển bát hương, 1 tay giữ bát hương, 1 tay nhẹ nhàng rút. Cẩn thận thì 2 người cùng làm, 1 người giữ, 1 người rút. Sau khi thực hiện xong, cần phải thắp hương cẩn báo lại các cụ, thần linh.
Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên. Lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.
Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ, phòng thờ, tối kị mở toang các cửa phòng thờ ra. Ánh nắng, ánh sáng dương quang chiếu rọi vào bàn thờ gây tổn hại linh khí, phạm Dương Quang Sát. Phòng thờ quanh năm buông rèm tối, tránh ánh sáng bên ngoài, được dùng điện phía trong và suốt 24h bật 2 cây đèn đỏ hoặc đèn vàng.
Để phòng hỏa hoạn, nếu gia chủ dùng bàn thờ gỗ thì nên đặt thêm tấm kính trên bề mặt, tránh tàn rụng gây cháy. Tuy nhiên, bạn phải dán đề can mờ để không phản chiếu hình ảnh đồ thờ trên mặt kính.
"Bao sái bàn thờ" không chỉ là việc lau dọn vật chất mà còn là việc làm tâm linh quan trọng, thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên. Nó cũng là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị đón Tết, gắn kết tình cảm và truyền thống gia đình.
Phong tục "bao sái bàn thờ" ngày Tết của người Việt không chỉ là việc lau dọn mà còn là nghi lễ tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên. Qua đó, nó còn mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới an lành và thịnh vượng.
Xem thêm nội dung khác
(*) Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo
]]>
Nhận xét
Đăng nhận xét